Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

Dân Trung Quốc chực chờ rút tiền khỏi TTCK: Người trẻ không mặn mà làm giàu, nhà đầu tư trung niên sợ hãi vì càng đổ tiền càng lỗ

Nhà đầu tư lớn tuổi đang dần rút tiền khi TTCK đại lục giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019 vào cuối tháng 10 vừa qua. Trong khi đó, nhóm người trẻ hơn dường như lại không hứng thú với việc đầu tư.

Li Jixin nhớ lại những năm đầu tiên mới đầu tư. Cựu nhân viên văn phòng, hiện đã 73 tuổi, không thể quên những tiếng la hét và “sức nóng” từ thời điểm thị trường hưng phấn vào đầu những năm 1990. Khi đó, những đám đông mướt mải mồ hôi đang tập trung bình vào bảng giá, hét lên với các trader để lựa chọn công ty. 

30 năm sau, đam mê của Li đã dần biến mất. Dù đang nắm giữ số cổ phiếu trị giá khoảng 80.000 NDT (10.932 USD), ông lại đang chờ cơ hội để rút toàn bộ số tiền đó.

Li cho biết: “Việc lấy lại những gì tôi có dường như quan trọng hơn là kiếm được bao nhiêu, nhất là khi tôi đang già đi và nền kinh tế thì trì trệ.”

Li là một trong số những người thuộc thế hệ nhà đầu tư nhỏ lẻ đầu tiên của Trung Quốc. Họ đang dần rút khỏi lĩnh vực này khi TTCK đại lục giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019 vào cuối tháng 10 vừa qua. Trong khi đó, nhóm người trẻ hơn dường như lại không “mặn mà” với việc đầu tư, nhất là trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc vẫn ảm đạm. 

Chỉ số CSI 300 đã mất hơn 6% giá trị kể từ đầu năm đến nay. Trong tháng 10, chỉ số này đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2019. 

Các nhà phân tích cho biết, việc khẩu vị rủi ro sụt giảm ở cả 2 thế hệ nhà đầu tư đang khiến số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ sụt giảm, từ đó vai trò của nhóm nhà đầu tư tổ chức được mở rộng trên thị trường. 

Theo dữ liệu từ Tổng công ty Lưu ký và Thanh toán Chứng khoán Trung Quốc, nước này có hơn 220 triệu nhà đầu tư cá nhân vào cuối tháng 8, chiếm hơn 99% tổng số nhà đầu tư. Dù giá trị cổ phiếu họ nắm giữ tương đối thấp, chỉ khoảng 1/4 tổng giá trị thị trường, nhưng vẫn có tác động lớn đến thị trường. 

Ông Li chia sẻ: “Nhiều bạn bè và đồng nghiệp cũ của tôi cũng bỏ cuộc sau khi lỗ quá nhiều. Một số khác thì cũng như tôi, đang chờ thời điểm thuận lợi để rút tiền.” 

Dẫu vậy, ông Li lại cho rằng thời điểm đó khó xảy ra. Ông nói: “Khi tôi mua cổ phiếu PetroChina, giá lúc đó là hơn 40 NDT nhưng giờ chỉ còn 5 hay 6 NDT. Vậy khả năng hồi phục là bao nhiêu?”

Nhóm nhà đầu tư “tóc bạc” của Trung Quốc đang dần “mất nhiệt” với việc đầu tư chứng khoán. 

Có thể thấy, niềm tin của nhà đầu tư Trung Quốc vẫn còn yếu dù nền kinh tế đã nhận được một số động lực mới. 

Theo một cuộc khảo sát của Tencent, các nhà đầu tư “tóc bạc” (những người từ 60 tuổi trở lên) chiếm 4,73% tổng số nhà đầu tư nhỏ lẻ trên TTCK Trung Quốc vào năm 2018. Cuối năm ngoái, con số này chỉ còn 2,65%. 

Nghiên cứu của Viện Tài chính Tiên tiến Thượng Hải (SAIF) thuộc Đại học Jiao Tong Thượng Hải và nhà cung cấp dịch vụ tài chính Charles Schwab cho thấy, giới trẻ cũng đang né tránh TTCK vì họ thận trọng và không muốn thua lỗ. 

Đi ngược với xu hướng này là Hu Xijin, một KOL. Anh đã mở tài khoản giao dịch trên thị trường cổ phiếu hạng A hồi tháng 6, đây là sàn giao dịch cổ phiếu được định giá bằng đồng NDT. Tuy nhiên, thị trường cho đến nay vẫn chưa cho thấy dấu hiệu lạc quan.

Chia sẻ trên mạng xã hội, Hu nói rằng anh đã gửi gần 500.000 NDT vào tài khoản với suy nghĩ rằng thị trường đã chạm đáy. Anh lại lỗ hàng nghìn NDT. Dẫu vậy, Hu vẫn cập nhật thường xuyên về trải nghiệm của mình và cho biết có “cảm nhận tốt về nền kinh tế Trung Quốc”. 

Còn ông Li cho biết, dù TTCK là nơi có cơ hội hiếm để làm giàu mà không cần phải tham gia quá sớm. Tuy nhiên, thời điểm thuận lợi nhuận với Gen Z Trung Quốc đã đi qua. 

Với mức lương chưa đến 300 NDT, ông Li ban đầu đầu tư 10.000 NDT. Số tiền này nhanh chóng tăng lên gấp nhiều lần. Ông nói rằng, đó là khoản cổ tức có được theo thời gian, khi kinh tế Trung Quốc trỗi dậy nhờ cải cách và mở cửa, nhưng bây giờ thì khác. 

Song, một số khác lại cho rằng giới trẻ ngày nay có nhiều lựa chọn hơn về việc đầu tư và nhiều hoạt động giải trí. Đó là một phần lý do tại sao họ không còn hứng thú với cổ phiếu. 

Nhớ lại quyết định đầu tư chứng khoán vào những năm 2000, He Zhi, một công chức đã nghỉ hưu ở Quảng Đông, cho hay: “Công việc của tôi không quá bận rộn. Tôi không có nhiều hoạt động giải trí như bây giờ nên đã mở tài khoản đầu tư, vì việc này được rất nhiều người bàn tán.” 

Danny Li, kỹ sư phần mềm 28 tuổi ở Thượng Hải, đã rút khỏi TTCK một thời gian vì “ngay cả các chuyên gia cũng không thể kiếm tiền từ đó”. Giống nhiều người khác cùng độ tuổi, anh đầu tư vào các quỹ.

Theo Li, lợi nhuận của các quỹ cũng giảm nhưng anh không mất số tiền ban đầu và có thể “ngủ ngon” hơn. Nếu có thời gian rảnh, Li thích chơi game hơn là đầu tư.

Qian Qimin, trưởng nhóm phân tích tại bộ phận nghiên cứu của Shenwan Hongyuan Securities, cho biết số lượng nhà đầu tư nhỏ lẻ giảm đi cũng là điều tốt cho thị trường. Ông chỉ ra, nhóm người trẻ tuổi chỉ gián tiếp tham gia thị trường vì họ đầu tư vào các quỹ được quản lý chuyên nghiệp. Theo ông, đây là xu hướng giống như ở Mỹ và Hong Kong. 

Qian nhận định, thị trường càng có nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ thì hoạt động càng kém hiệu quả. Ông cũng không khuyến khích người lớn tuổi giao dịch cổ phiếu vì họ không hiểu nhiều về các ngành mới nổi như công nghệ. 

Quay lại với Li, ông chia sẻ rằng hàng chục năm đầu tư chứng khoán nhưng chưa bao giờ giúp ông trở nên giàu có. Khi kiếm được một khoản lợi nhuận nào đó, thì ông lại thua lỗ. Với ông, đây không khác gì một trò chơi. 

Tham khảo SCMP

Xem nhiều