Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

Chứng khoán Trung Quốc đi xuống, Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp tục lập đỉnh

Triển vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bị đẩy lùi từ tháng 4 sang tháng 6 khiến tâm lý các nhà đầu tư bị ảnh hưởng, dẫn đến mức sụt giảm nhẹ trên hầu hết các thị trường hàng hóa và chứng khoán thế giới.

Bảng điện tử hiện thỉ chỉ số chứng khoán Nikkei-225 tại Osaka, Nhật Bản, ngày 22/2/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Nikkei 225 tiếp tục phá mốc kỷ lục

Trong phiên giao dịch chiều ngày 26/2, các thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều, trong bối cảnh các nhà đầu tư đang chờ đợi dữ liệu lạm phát từ Mỹ, Nhật Bản và châu Âu, để có thể hiểu rõ hơn về động thái lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn.

Chốt phiên này, chỉ số chứng khoán MSCI toàn châu Á – Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản) giảm 0,3%, sau khi tăng mạnh 1,7% vào cuối tuần trước, lên mức cao nhất của 7 tháng.

Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, chỉ số Hang Seng trên sàn giao dịch Hong Kong giảm 0,54%, còn 16.634,74 điểm. Chỉ số Shanghai Composite của Thượng Hải giảm 0,93%, xuống 2.977,02 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tiếp nối đà tăng mạnh mẽ, cao hơn 0,35%, lên ngưỡng kỷ lục mới là 39.233,71 điểm.

Trên sàn giao dịch chứng khoán Phố Wall, nhờ hiệu ứng tích cực từ báo cáo lợi nhuận khổng lồ của hãng công nghệ Nvidia, mở cửa phiên giao dịch hôm nay, hầu hết các mã cổ phiếu đều tăng điểm. Tuy nhiên, tới cuối phiên, chỉ số chứng khoán S&P 500 và Nasdaq đã điều chỉnh giảm nhẹ, đồng loạt thấp hơn 0,2%.

Tương tự, tại châu Âu, chỉ số chứng khoán EUROSTOXX 50 và chỉ số FTSE trên sàn chứng khoán London cũng ghi nhận mức giảm 0,2%.

Tại Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch chiều ngày 26/2, chỉ số VN-Index tăng 12,17 điểm (1%) lên 1.224,17 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 1,78 điểm (0,77%) lên 232,86 điểm.

Giá dầu tiếp tục đi xuống

Tiếp nối đà giảm từ phiên giao dịch đầu giờ sáng nay trên các sàn thương mại hàng hóa châu Á, giá dầu trong phiên chiều ngày 26/2 vẫn đi xuống.

Trong phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giao kỳ hạn được giao dịch ở mức 81,48 USD/thùng, giảm 14 xu Mỹ, tương đương 0,2% so với phiên trước đó. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao dịch quanh ngưỡng 76,27 USD/thùng, thấp hơn 22 xu Mỹ, tương đương 0,3%.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, giá dầu giảm là do ảnh hưởng từ đồng USD tăng và quan điểm thị trường cho rằng lạm phát cao hơn dự kiến có thể khiến Fed sẽ trì hoãn thời điểm cắt giảm lãi suất dài hơn.

Nhà phân tích độc lập Tina Teng hoạt động tại New Zealand cho rằng dự báo về việc Fed sẽ kéo dài thời điểm bắt đầu cắt giảm lãi suất từ tháng 4 sang sớm nhất là tháng 6 đã đẩy giá của đồng USD tăng cao hớn, gây áp lực lên giá hàng hóa.

Trong khi đó, các nhà phân tích của ngân hàng ANZ nhận định giá dầu đi xuống là do thiếu nguồn lực mới. Báo cáo của ANZ nhấn mạnh: “Dầu đã bị kẹt giữa các yếu tố tăng giá như lệnh cắt giảm sản lượng khai thác dầu của Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và rủi ro địa chính trị gia tăng, cũng như lo ngại về nhu cầu yếu ở Trung Quốc”.

Tại Mỹ, các nhà máy lọc dầu sẽ quay trở lại sau thời gian bảo trì và các công ty năng lượng trong tuần qua đã thông báo sẽ bổ sung thêm các giàn khoan dầu mới, với số lượng nhiều nhất kể từ tháng 11/2023. Các nhà phân tích của ANZ dự đoán sản lượng dầu khai thác tăng sẽ khiến lượng tồn kho dầu của Mỹ bắt đầu giảm trong tuần tới. Điều này có thể gây áp lực lên giá dầu.

Giá vàng giảm nhẹ

Giá vàng giao dịch trên thị trường châu Á chiều ngày 26/2 tiếp tục giảm nhẹ do áp lực kéo và đẩy giữa việc đồng USD mạnh hơn và căng thẳng gia tăng ở Trung Đông.

Trong phiên này, giá vàng giao ngay giảm 0,2%, còn 2.032,3 USD/ounce. Giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,4% xuống 2.041,5 USD/ounce.

Nhà phân tích thị trường cấp cao Tim Waterer của công ty thương mại KCM Trade, cho biết vàng giảm nhẹ chủ yếu là do đồng USD tăng giá. Tuy nhiên, những lo ngại về bất ổn địa chính trị leo thang đã phần nào giữ loại tài sản này “nằm trong tầm ngắm” của các nhà đầu tư.

Chuyên gia Waterer nhận định nếu các dữ liệu kinh tế vĩ mô của Mỹ tiếp tục vững mạnh khiến các nhà hoạch định chính sách tiền tệ của Fed trì hoãn dự định cắt giảm lãi suất chậm hơn thì điều này có thể tạo ra những trở ngại lớn hơn cho vàng vì các nhà đầu tư có thể theo đuổi lợi suất ở nơi khác.

Các thị trường hiện dự báo 68% khả năng Fed sẽ hạ lãi suất vào tháng 6, chậm hơn hai tháng so với các dự báo đưa ra trước đây.

Trên các thị trường kim loại khác, giá bạch kim giao ngay giảm 0,9%, xuống mức 892,08 USD/ounce và giá palladium giảm 0,9%, còn 962,50 USD/ounce. Giá bạc giảm 0,5%, xuống 22,79 USD/ounce.

Tại Việt Nam, vào lúc 16 giờ 34 phút ngày 26/2, Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 76,80 – 79 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra).

Theo Fireant.vn

Xem nhiều