Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

Đi tìm nguyên nhân chứng khoán Việt Nam giảm mạnh nhất châu Á

VN-Index mất 60 điểm (-4,7%) là mức giảm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam trong vòng 23 tháng, kể từ phiên 12/5/2022.

Image 346

Thị trường chứng khoán vừa trải qua phiên giao dịch đầu tuần (15/4) với áp lực bán rất mạnh trên diện rộng. Sắc đỏ áp đảo hoàn toàn với 885 mã giảm, trong đó có đến 160 mã giảm kịch sàn với nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn góp mặt như BID, BCM, GVR, MSN, SSI, VRE,…

Kết phiên 15/4, VN-Index mất 59,99 điểm (-4,7%), xuống mức với thanh khoản bùng nổ, giá trị khớp lệnh HoSE lên đến hơn 30.000 tỷ đồng. Giá trị vốn hóa HoSE cũng theo đó “bốc hơi” 244.000 tỷ đồng (~10 tỷ USD), xuống còn 4,95 triệu tỷ đồng.

Image 347

Mức giảm 4,7% của VN-Index đưa chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường giảm mạnh nhất Châu Á ngày 15/4. Con số này thậm chí còn vượt trội các thị trường trong khu vực. Đây cũng là mức giảm mạnh nhất của chứng khoán Việt Nam trong vòng 23 tháng, kể từ phiên 12/5/2022.

Image 348

Áp lực chốt lời mạnh xảy ra sau khi VN-Index đã có thời gian khá dài neo quanh vùng đỉnh 19 tháng. Bên cạnh đó, bối cảnh thế giới cũng đem đến một số cơn gió ngược có thể tác động đến thị trường tài chính toàn cầu và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Bình luận về diễn biến đầy bất ngờ, theo ông Bùi Văn Huy, Giám đốc Chi nhánh TP HCM của Chứng khoán DSC, thực chất phiên giảm điểm hôm nay (15/4) không quá bất ngờ nếu dựa trên bối cảnh trong nước và thế giới. CPI  của Mỹ tiếp tục tăng và lộ trình hạ lãi suất sẽ chậm hơn kỳ vọng. Đồng USD tiếp tục mạnh lên, thị trường hàng hóa tăng mạnh. Cùng với đó là xung đột địa chính trị tiếp tục leo thang.

Về trong nước, thị trường đang chịu áp lực về yếu tố tỷ giá, khối ngoại liên tục bán ròng, dự nợ margin hiện rất cao. Thị trường đã có sự suy yếu từ trước mặc dù điểm số hồi phục cuối tuần qua.

“Phiên hôm nay đã cho dấu hiệu kết thúc dứt khoát xu hướng tăng ngắn hạn. Thị trường cần thời gian để tìm điểm cân bằng, do đó nhà đầu tư không cần vội vàng. Vùng hỗ trợ dài hạn quanh đường trung bình MA200 ở vùng 1.180 – 1.200 điểm. Nếu phá vỡ vùng này, thị trường khả năng sẽ rơi rất sâu.”, ông Bùi Văn Huy chia sẻ.

Theo ông Võ Kim Phụng – Phó phòng Phân tích CTCK Beta, sức ép bán đã kéo dài một thời gian, diễn biến phiên hôm nay chỉ như “giọt nước tràn ly”. Vị chuyên gia Beta chỉ ra có 2 nguyên nhân tạo áp lực lên thị trường gồm tỷ giá và lực bán của khối ngoại.

Về vấn đề tỷ giá, ông Phụng cho biết lạm phát tại Mỹ tháng qua cao hơn kỳ vọng, làm lo ngại Fed sẽ kéo dài thời gian hạ lãi suất hơn dự kiến. Điều này cũng tác động đến hành động của khối ngoại, với xu hướng bán ròng kéo dài dài từ tháng 4/2023 đến nay và chưa có dấu dừng lại. Theo thống kê của chuyên gia Beta, riêng trên HOSE, khối ngoại đã bán ròng gần 50 ngàn tỷ trong thời gian này.

Khối ngoại còn tập trung vào bán các cổ phiếu nhóm trụ, vốn hóa lớn. Đến một thời điểm nào đó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư trên thị trường, với tỷ trọng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số. Bên cạnh đó, dòng tiền nâng đỡ của khối nội – được hưởng lợi bởi lãi suất thấp cũng không thể kéo dài lâu.

Trước đó, tại buổi talkshow Chờ mùa nắng về do Chứng khoán SSI thực hiện vừa qua, ông Lã Giang Trung – CEO Passion Investment cho rằng, thông thường, trong những đợt thị trường uptrend khoảng 5 – 6 tháng sẽ có điều chỉnh, về mặt thời gian thị trường hiện tại cũng vừa đủ, nhưng mức tăng khá thấp.

Quan điểm ban đầu của ông Trung là thị trường sẽ tăng đến vùng 1.350 điểm, nhưng khi đến sát vùng 1.300 điểm, dòng tiền có vẻ hơi yếu, một số yếu tố ngắn hạn không còn quá tốt, do đó khả năng cao là thị trường có thể điều chỉnh 12 – 15% từ vùng sát 1.300 điểm, trước khi tạo một cái đáy ngắn hạn để tiếp tục đi lên vượt qua đỉnh cũ. “Đây là sự điều chỉnh lành mạnh của thị trường trong một giai đoạn tăng mà trong uptrend thì năm nào cũng có 2 lần điều chỉnh”, chuyên gia Lã Giang Trung nhận định.

Theo Fireant

Xem nhiều