Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

Ngày 10/4, sẽ công bố kết quả chọn nhà đầu tư cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng, Đèo Cả ‘cửa sáng’

UBND tỉnh Lạng Sơn dự kiến hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT trước ngày 10/4/2024. Được biết, chỉ có 1 nhà đầu tư gửi đề xuất dự án tới UBND tỉnh Lạng Sơn là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.

Image 256

Ngày 10/4, sẽ công bố kết quả chọn nhà đầu tư cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng, Đèo Cả ‘cửa sáng’

Cụ thể, bên mời thầu là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức mở thầu vào lúc 16 giờ ngày 27/3/2024.

Hiện nay Tổ chuyên gia đấu thầu đang tổ chức chấm thầu, dự kiến sẽ hoàn thành trước ngày 10/4/2024. Trường hợp có nhà đầu tư trúng thầu, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tổ chức khởi công Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT trong khoảng thời gian từ 16/4/2024 đến 18/4/2024.

Được biết, trong thời gian vừa qua chỉ có 1 nhà đầu tư gửi đề xuất dự án tới UBND tỉnh Lạng Sơn là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả.

HHV sẵn sàng thu xếp đủ vốn 

Ngược dòng lịch sử đầu tư của Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (gọi tắt là Giao thông Đèo Cả -HHV) và mối lương duyên giữa cao tốc Hữu Nghị – Chi Lăng phải kể đến Dự án BOT cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn (64 km) kết hợp tăng cường Quốc lộ 1 (110 km) có tổng mức đầu tư 12.188 tỷ đồng. Đây là dự án được Tập đoàn Đèo Cả và HHV hoàn thành và đưa vào thu phí từ tháng 2/2020.

Thế nhưng, do thiếu sự kết nối đến cửa khẩu hữu nghị nên tuyến cao tốc trên trở thành “đường cụt”, khiến các xe qua dự án rất thấp, do đó, phương án tài chính cho cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn bị “vỡ trận”.

Để tháo gỡ khó khăn cho dự án trên, việc “gắn mạch” thông suốt cho cao tốc này tới cửa khẩu Hữu Nghị bằng BOT cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng là hết sức cấp thiết và chắc chắc HHV sẽ là đơn vị sốt sắng nhất để thực hiện dự án.

Theo tìm hiểu của Markettimes, hiện tại phía HHV và các nhà đầu tư trong liên danh đã chuẩn bị sẵn sàng 5.529 tỷ đồng vốn đối ứng, trong đó có khoảng 2.500 tỷ đồng từ Ngân hàng TPBank đã cam kết cho vay theo biên bản ngày 10/1/2024.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã “bật đèn xanh” phát hành 1.923 tỷ đồng trái phiếu cho Dự án.

Như vậy, vấn đề tài chính triển khai dự án đã sẵn sàng và chỉ chờ kết quả trúng thầu được công bố để Đèo Cả khởi công dự án ngay trong tháng 4/2024.

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT được thực hiện trên địa bàn các huyện: Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn với tổng chiều dài khoảng 59,87km, bao gồm tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng, chiều dài khoảng 43,43km và tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam, chiều dài khoảng 16,44km.

Trong đó, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng có chiều dài khoảng 43km được thiết kế với quy mô 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 32,25m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam dài khoảng 17km được thiết kế với quy mô 4 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 22m.

Trong giai đoạn phân kỳ, tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng sẽ đầu tư xây dựng tuyến theo quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường 17m; tuyến kết nối cửa khẩu Tân Thanh và cửa khẩu Cốc Nam được đầu tư xây dựng theo quy mô 2 làn xe, bề rộng nền đường 14,5m.

Sơ bộ tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng theo hình thức BOT là 11.029 tỷ đồng.

Cụ thể, vốn do nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chịu trách nhiệm thu xếp (gồm: vốn chủ sở hữu, vốn vay và các nguồn huy động khác) là khoảng 5.529 tỷ đồng (chiếm 50,13% tổng mức đầu tư dự án). Vốn nhà nước tham gia dự án PPP là 5.500 tỷ đồng (chiếm 49,87% tổng mức đầu tư), trong đó vốn ngân sách trung ương 3.500 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh 2.000 tỷ đồng.

Với cơ cấu nguồn vốn đầu tư nói trên, thời gian hoàn vốn cho Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị – Chi Lăng là 25 năm 8 tháng.

Theo Fireant

Xem nhiều