Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

STB: “Lý lịch” dự án khu công nghiệp Phong Phú nằm trong khoản nợ xấu gần 16.200 tỷ đồng của Sacombank

Dự án khu công nghiệp Phong Phú nằm trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nằm liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cách giao lộ Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 1A 3,7km, cách giao lộ Nguyễn Văn Linh – Quốc lộ 50 là 3km.

Hiện nay, dự án khu công nghiệp này có quy mô 148ha, tổng vốn đầu tư 1.057 tỷ đồng. Theo phê duyệt, chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Phong Phú.

Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm, kể từ ngày có quyết định đầu tư (dự án được phê duyệt vào năm 2002). Thời gian xây dựng 6 năm kể từ khi có quyết định cho thuê đất. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm phê duyệt, dự án này vẫn chưa thể hoàn thành.

Theo đó, chủ đầu tư dự án được thành lập vào tháng 6/2001, cơ cấu cổ đông bao gồm Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Bình Chánh ( BCCI) sở hữu 70% vốn điều lệ); Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn ( Sadeo) sở hữu 25% vốn điều lệ và Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) sở hữu 5% vốn điều lệ).

Ở thời điểm tháng 3/2011, Công ty TNHH Bất động sản Hoa Lâm đã xin nhận chuyển nhượng 25% vốn của Sadeco, để trở thành cổ đông lớn tại Khu công nghiệp Phong Phú. Sau đó, Công ty TNHH Bất động sản Hoa Lâm đã đổi tên thành Công ty TNHH Bất động sản Hoa Phát.

Vào tháng 3/2019, UBND TP.HCM đã giao Chánh Thanh tra thành phố tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án khu công nghiệp Phong Phú do Công ty Cổ phần khu công nghiệp Phong Phú làm chủ đầu. Đồng thời, UBND thành phố cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan, xử lý theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 21/8/2019, Thanh tra thành phố đã có Kết luận thanh tra số 23/KL-TTTP-P.5 về việc chấp hành quy định pháp luật trong việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Phong Phú.

Kết luận thanh tra cho thấy, Sadeco là công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối 74,8%, nhưng thẩm định giá vốn, không tổ chức đấu giá mà chỉ định bán 25% vốn cổ phần cho Công ty TNHH bất động sản Hoa Lâm, làm thất thoát vốn nhà nước hơn 19,6 tỷ đồng.

Ngoài ra, chủ đầu tư dự án khu công nghiệp Phong Phú chưa thực hiện xong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chưa ký hợp đồng thuê đất, chưa được cấp giấy chứng nhận, nhưng đã tự định đoạt dùng đất đem thế chấp vay ngân hàng để phục vụ cho mục đích riêng, không thể hiện trên sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của đơn vị, là vi phạm pháp luật.

Đáng chú ý, Thanh tra TP.HCM còn phát hiện sai phạm của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Phong Phú qua việc giao dịch, thế chấp giá trị bồi thường đất tại dự án với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank).

Hiện trạng, khu đất của dự án khu công nghiệp Phong Phú chủ yếu là đất nông nghiệp, nhưng Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Nam thẩm định giá để làm cơ sở cấp tín dụng, với mức giá thẩm định trung bình lại cao hơn 25 lần so với giá bồi thường cho người dân là có dấu hiệu vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Về dự án này, Sacombank đã nhiều lần phát mại. Tổng dư nợ của các khoản nợ này tính đến ngày 31/12/2021 là 16.196 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là hơn 5.134 tỷ đồng, lãi tồn đọng hơn 11.061 tỷ đồng. Giá khởi điểm của khoản nợ bán đấu giá 7.934 tỷ đồng.

Mức giá rao bán này đã giảm đi rất nhiều so với mức giá 14.577 tỷ đồng hồi tháng 3/2022. Đến tháng 5/2022 thì giá khởi điểm giảm còn 11.810 tỷ đồng, tháng 9/2022 giá bán khởi điểm là 9.600 tỷ đồng. Còn lần đấu giá ngày 22/12/2022 giá khởi điểm là 7.934 tỷ đồng.

Theo fireant.vn

Xem nhiều