Chứng khoán số 1
Đầu tư cùng sóng thần, thịnh vượng cùng Investone
Logo Bg Black

Tư vấn ngay

Xin chào,
[[user.name]]

Từ 1/1/2025, trần sở hữu của cổ đông tổ chức tại ngân hàng sẽ giảm còn 10%: Loạt tổ chức vượt giới hạn sẽ xử lý thế nào?

Theo Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) vừa được Quốc hội bấm nút thông qua sáng ngày 18/01/2024, giới hạn sở hữu của cổ đông là tổ chức (gồm cả số cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Ảnh minh họa

Sáng 18/1, trên 91% đại biểu Quốc hội tán thành thông qua Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi). Theo đó, từ 1/1/2025 – thời điểm luật này có hiệu lực, tỷ lệ sở hữu cổ phần với cổ đông cá nhân là 5% (giữ nguyên so với quy định cũ). Tuy nhiên, giới hạn cho cổ đông là tổ chức (gồm cả số cổ phần cổ đông đó sở hữu gián tiếp) giảm từ 15% xuống 10%; cổ đông và người có liên quan giảm từ 20% xuống 15%.

Quy định này không áp dụng cho các trường hợp: Sở hữu cổ phần tại công ty con, công ty liên kết là tổ chức tín dụng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 111 của Luật này; Sở hữu cổ phần nhà nước tại tổ chức tín dụng cổ phần hóa; Sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

Theo rà soát của Ngân hàng Nhà nước, đến 31/12/2023 có 17 cổ đông là tổ chức tại 13 ngân hàng thương mại cổ phần, một công ty tài chính có mức sở hữu cổ phần vượt 10%.

Để tránh xáo trộn, tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng Luật Tổ chức tín dụng (sửa đổi) lần này đưa ra điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, từ 1/1/2025 (thời điểm Luật này có hiệu lực), cổ đông, cổ đông và người có liên quan vượt tỷ lệ sở hữu cổ phần quy định được tiếp tục duy trì cổ phần nhưng không được tăng thêm cổ phần cho đến khi tuân thủ quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần theo quy định của Luật này, trừ trường hợp nhận cổ tức bằng cổ phiếu.

Trước đó, có ý kiến đại biểu đề nghị cân nhắc về việc giảm tỷ lệ sở hữu cổ phần với tổ chức xuống 10% bởi có thể gây xáo trộn không cần thiết, thậm chí tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Tại báo cáo giải trình, tiếp thu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm cần giảm tỷ lệ sở hữu cổ đông là tổ chức tại ngân hàng. “Việc này sẽ giúp đa dạng cơ cấu cổ đông, tăng tính đại chúng và hạn chế chi phối, thâu tóm ngân hàng”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu quan điểm.

Đồng thời, Ủy ban thường trực Quốc hội cho rằng tỷ lệ sở hữu của tổ chức giảm từ 15% xuống 10% cũng phù hợp với định hướng đề án cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu 2021-2025.

Theo An ninh Tiền tệ

Xem nhiều